Hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử được xem là những tính năng tuyệt vời trên xe ô tô. Xe được trang bị những tính năng an toàn chủ động này sẽ đảm bảo tốt hơn sự ổn định khi tăng tốc và di chuyển trên đường trơn trượt. Vậy cụ thể hai tính năng này là gì và trường hợp nào nên bật và tắt chúng, hãy cùng Bridgestone tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây.
Cân bằng điện tử tiếng Anh là Stability Control và kiểm soát lực kéo hay còn gọi là Traction Control là 2 trong những tính năng tuyệt vời nâng cao trải nghiệm lái xe lẫn độ an toàn của người dùng.
Nhìn chung thì cân bằng điện tử (Stability Control - SC) cũng là 1 dạng kiểm soát lực kéo (Traction Control - TC) nhưng chúng lại được lập trình trên chip máy tính và sử dụng bộ xử lý mạnh hơn cùng nhiều cảm biến điện tử hơn.
Được biết, thì hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) đã ra đời trước 2 trang bị trên và đã xuất hiện đầu tiên trên chiếc xe Imperial 1971. Ngay sau đó, Buick Riviera đã giới thiệu MaxTrac - hệ thống kiểm soát lực kéo TC nguyên thủy thì không sử dụng phanh.
Tiếp theo thì cân bằng điện tử SC lần đầu đã ra mắt trên mẫu xe Mitsubishi Diamante 1990 ở thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên thì mẫu xe đầu tiên tại Mỹ có hệ thống tương tự là Mercedes-Benz S600 1995 coupe. Cùng Bridgestone tìm hiểu những tính năng qua bài viết dưới đây.
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT LỰC KÉO LÀ GÌ?
Theo như kinh nghiệm lái xe, tính năng an toàn chủ động này được thiết kế để nhằm cho phép các phương tiện vận dụng tối ưu nhất độ bám đường trên bất kỳ bề mặt nào bằng cách đánh giá tình trạng trượt của bánh xe.
Sau đó, khi mà bộ vi xử lý sẽ so sánh chuyển động thực tế của xe với dự định của người lái. Nếu chúng không khớp nhau, hệ thống cân bằng điện tử này sẽ áp dụng phanh từng bánh xe riêng lẻ (cũng như điều khiển động cơ nếu cần thiết) để đưa đường đi của xe sao cho phù hợp với ý định của người lái.
Được biết, thì chức năng của hệ thống kiểm soát lực kéo có thể được người dùng tắt đi tạm thời thông qua nút ấn hiện diện trên xe. Từ đó, các nút ấn kể trên đánh dấu bằng các ký hiệu như TC, TCL hoặc bằng biểu tượng hình chiếc xe phía trên hai vệt hình chữ S ngược.
CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT LỰC KÉO?
Các hệ thống cân bằng điện tử ESC (còn gọi là SC) hiện đại sẽ tận dụng hết tất cả các phần cứng cần thiết của hệ thống kiểm soát lực kéo, phanh ABS cùng một số cảm biến mới. Thông thường thì tổ hợp cảm biến vị trí tay lái sẽ đi kèm với cảm biến phanh và chân ga sẽ cung cấp dữ liệu, thông báo cho hệ thống về đường đi mong muốn và tốc độ dự định của người lái.
Một cảm biến khác có thể đánh giá mức độ xe quay và trượt khỏi trục thẳng đứng (trường hợp xe bị trượt). Bên cạnh đó, thì mô-đun gia tốc sẽ phát hiện cả gia tốc ngang và gia tốc dọc cũng như độ dốc của đường đi mà xe phải vượt qua
Sau đó, khi mà bộ vi xử lý sẽ so sánh chuyển động thực tế của xe với dự định của người lái. Nếu chúng không khớp nhau, hệ thống này sẽ áp dụng phanh từng bánh xe riêng lẻ (cũng như điều khiển động cơ nếu cần thiết) để đưa đường đi của xe sao cho phù hợp với ý định của người lái.
Được biết, thì hệ thống cân bằng điện tử đã trở thành trang bị bắt buộc tại Mỹ vào những năm 2012 nên tất cả mẫu xe mới đều được trang bị bộ 3 hệ thống hỗ trợ người lái hiện đại gồm ABS, kiểm soát được lực kéo và cân bằng điện tử.
Cách thức cân bằng điện tử thay đổi hướng đi của xe?
Về cơ bản, thì cân bằng điện tử được hoạt động bằng cách thêm áp lực phanh vào một bên của xe để nhẹ nhàng điều khiển được xe hướng về phía cần đi (hãm phanh trái mạnh hơn để xe quẹo trái...).
Nếu như xe không phản ứng như bình thường thì có thể là độ bám đường không tối ưu, xe đang chịu gió quật mạnh hoặc một số lực bên ngoài khác đang khiến cho đường đi bị lệch. Vì vậy, chỉ sử dụng tính năng hỗ trợ lái có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn nếu có nhiều yếu tố cản trở.
Ưu điểm của hệ thống cân bằng điện tử là sẽ vận hành tự động không cần tay lái can thiệp vào. Bên cạnh đó tính năng này cũng thông báo cho tay lái biết hệ thống đang được kích hoạt thông qua đèn báo tín hiệu nhấp nháy.
ABS, TC và ESC làm việc cùng nhau như thế nào?
Các hệ thống này cũng luôn được tích hợp hoàn toàn trên xe và bộ 3 ABS, TC va ESC sẽ phối hợp làm việc với nhau. Từ đó, khối van thủy lực của hệ thống ABS sẽ cho phép điều chỉnh tốc độ bánh xe cần thiết để hạn chế trượt bánh. Nhờ đó mà bộ kiểm soát lực kéo và hệ thống cân bằng điện tử có thể điều chỉnh đường đi của xe.
Tuy nhiên, với một số phương tiện cho phép người lái vô hiệu hóa tạm thời và có thể kích hoạt lại hệ thống khi cần thiết. Thường thì các nút tắt kiểm soát lực kéo dễ dàng nhận thấy trên xe. Trong khi đó, tính năng này tắt điều khiển cân bằng điện tử (nếu được trang bị) khó nhận ra hơn và thường được tích hợp và menu màn hình thông tin giải trí.
Cách tận dụng tối ưu cân bằng điện tử?
Một số xe hiệu suất sẽ đưuọc cài đặt các chế độ lái khác nhau (như Chevrolet Corvette, dòng xe Cadillac V hoặc BMW M) để phù hợp với nhiều tình huống khi lái xe. Các phương tiện theo đuổi phương hướng off-road thì sở hữu các chế độ lái xe vượt địa hình.
Do đó, chỉ cần bạn đặt chế độ lái phù hợp với địa hình xe đang chạy qua hoặc nhu cầu người dùng thì hệ thống cân bằng điện tử sẽ tự tùy chỉnh, thay đổi thuật toán để đưa ra các phản hồi phù hợp với định hướng để sử dụng của người dùng.
CÓ NÊN TẮT HỆ THỐNG KIỂM SOÁT LỰC KÉO?
Tính năng của hệ thống kiểm soát lực kéo hỗ trợ trải nghiệm lái an toàn cho tài xế và cực kỳ tiện dụng. Tuy nhiên, đôi khi xài tế cũng nên tắt chế độ này để có thể tận dụng hết tiềm năng của động cơ xe. Đặc biệt, trong một số trường hợp nhất định, bác tài cần cân nhắc việc tắt tính năng để tránh gây ra nguy hiểm cho bản thân và xe.
Cụ thể, trường hợp xe đang bị kẹt trong cát, bùn hay tuyết thì các bác tài không nên bật hệ thống. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng, hệ thống này sẽ làm giảm suất động cơ, khiến tốc độ quay của bánh xe chậm lại dẫn đến tình trạng bị sụt lún sâu hơn. Bác tài sẽ phải mất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề này. Trái lại, nếu tắt tính năng kiểm soát lực kéo, các bánh xe có thể tự do hoạt động hết công suất, bám đường và vượt lầy tốt hơn. Do đó, vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng.
Sau khi xe đã vượt lầy thành công, bác tài có thể bật lại tính năng để được hỗ trợ lái xe an toàn trên các cung đường khác. Ngoài ra, trên những cung đường khô ráo, sạch sẽ và đẹp thì bác tài cũng có thể tắt tính năng kiểm soát lực kéo. Việc này sẽ giúp chủ phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và giảm bớt sự mài mòn của lốp trong quá trình ma sát.
Khi nào nên tắt cân bằng điện tử?
Các tay đua hoặc những người lái xe hiệu suất cao trong lúc chạy vài vòng tại trường đua có thể nhận thấy việc tắt tính năng cân bằng điện tử đã có phần cường hóa trải nghiệm lái tại vận tốc cao.
Ngoại trừ trường hợp đó, người lái xe cũng không nên tắt tính năng cân bằng điện tử trên đường công cộng. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất thường hay cố tình ẩn nút tắt tính năng này để không ai vô tình rơi vào thế "mất cân bằng".
ĐIỀU GÌ KHIẾN ĐÈN BÁO CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ PHÁT SÁNG?
Cân bằng điện tử là 1 hệ thống đảm bảo sự an toàn người lái, do đó chức năng của ESC được liên tục theo dõi bởi các thiết bị chẩn đoán và giám sát tình trạng trong xe.
Đèn báo ESC sáng lên khi hệ thống này bị tắt, chuyển sang mức độ nhạy thấp hơn hoặc gặp lỗi. Vì vậy, nếu bạn chưa chạm vào công tắc nhưng đèn lại sáng, xe có thể đã gặp lỗi hệ thống. Phổ biến nhất trong số này là trục trặc về cảm biến.
Trong khi đó, đèn thường sẽ nhấp nháy khi hệ thống kiểm soát lực kéo hay là cân bằng điện tử đang tích cực can thiệp để đưa xe trở lại tầm kiểm soát cho tay lái.
Hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử là những tính năng hữu ích và cần thiết đối với mỗi tài xế. Để tận dụng tối đa những chức năng tuyệt vời này nhưng vẫn đảm bảo quá trình vận hành luôn được diễn ra an toàn, bác tài cần xem xét và cân nhắc những trường hợp sử dụng hay không sử dụng tính năng trên.