Xe ôtô sẽ bị chết máy giữa đường nếu như không được kiểm soát tốt sẽ nguy hiểm cho cả hành khách trên xe và những người đang tham gia giao thông trên đường. Tuy nhiên mỗi một nguyên nhân khiến cho ôtô chết máy đều có dấu hiệu cảnh báo trước mà cánh tài xế không nên bỏ qua.
Bất kể vào tình huống khẩn cấp nào thì người lái cũng cần phải nắm được tình trạng hiện tại của xe, bạn nên giữ tâm lý hết sức bình tĩnh và dự đoán được những tình huống xấu có thể xảy ra. Trong lúc này đa số tài xế sẽ bị tâm lý hoảng loạn, khả năng xử lý tình huống có thể không đúng. Đặc biệt trong trường hợp xe đang di chuyển ở những vùng địa hình vô cùng hiểm trở như đèo núi quanh co, thời tiết sương mù.
Một trong những nỗi niềm lớn nhất mà có thể cả các “tài già” cũng phải bó tay là xe bị “nằm đường” vì những sự cố bên trong liên quan đến phần động cơ. Có những nguyên nhân chủ quan, đồng thời cũng có nguyên nhân khách quan hơn. Tuy nhiên ở mỗi nguyên nhân thì đều có cách khắc phục, các anh tài xế cũng nên biết để tránh gặp rắc rối.
Ôtô chết máy vì hư hỏng hệ thống làm mát
Theo đánh giá của chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và sửa chữa, ôtô chết máy do hư hỏng hệ thống làm mát có thể là sự cố được xem phổ biến nhất. Lý do này có thể là do nước làm mát bị rò rỉ gây thiếu nước làm mát, hay do hệ thống giải nhiệt gặp sự cố, quạt làm mát lúc này không hoạt động.
Lỗi do hệ thống làm mát này có thể nhận biết trước đó là khi bạn nhìn thấy kim đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát vọt lên báo hiệu quá nhiệt, máy xe chạy ì hơn và có thể có tiếng gõ.
Khi bạn gặp phải sự cố này hãy dừng xe vào vị trí an toàn ngay khi phát hiện thấy động cơ quá nhiệt và bạn nên lật nắp ca-pô lên kiểm tra. Nếu như thấy còn nước làm mát nhưng nước sôi lên thì bạn xử lý bằng cách để cho máy chạy không tải và tắt điều hòa, còn nếu thấy cạn nước thì tắt máy xe.
Ôtô chết máy vì cháy hoặc cạn dầu bôi trơn
Nguyên nhân khiến cho ôtô chết máy có thể là do xe bạn bị cạn dầu bôi trơn. Khá nhiều trường hợp chủ xe thay phải dầu bôi trơn kém chất lượng, dẫn đến cháy dầu hoặc đóng cặn bùn trong phần động cơ. Một số trường hợp thì lại do rò rỉ dầu cũng gây hiện tượng cạn dầu. Một khi động cơ không được bôi trơn sẽ bị bó và không hoạt động được, nhưng cũng có trường hợp gãy cả tay biên.
Dấu hiệu nhận biết được rõ ràng nhất chính là đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ có thể sẽ báo trên bảng đồng hồ. Đặc biệt bạn cần chú ý khi có dầu chảy xuống khu vực đỗ xe của bạn. Do không được bôi trơn, động cơ lúc này có thể ồn hơn bất thường, độ ồn còn tăng dần đều trong một thời gian dài.
Ôtô chết máy vì hư hỏng bơm xăng/bơm dầu
Bơm nhiên liệu thì ít khi hư hỏng đột ngột trong điều kiện sử dụng bình thường, nhưng rất có thể sẽ chết đột ngột do người sử dụng thường xuyên để cho cạn nhiên liệu. Hầu hết các loại xe hiện đại, bơm nhiên liệu được ngâm trong bình chứa nhiên liệu, được bôi trơn và làm mát bằng chính nhiên liệu trong bình, nên nó cũng có thể sẽ nóng và chết do nhiên liệu quá cạn. Hậu quả là bơm chết sẽ không thể phục hồi được, chỉ có cách thay mới. Bạn cũng không nên chạy xe trong tình trạng cạn kiệt xăng/dầu.
Ôtô chết máy vì tắc lọc nhiên liệu
Thực tế thì nhiên liệu cũng có chứa rất nhiều cặn bẩn. Sau thời gian dài không được thay thế, lọc nhiên liệu có thể bị tắc, khiến cho lượng nhiên liệu không được bơm lên động cơ, gây chết máy. Lọc nhiên liệu bị tắc còn có thể làm hỏng đồ bơm nhiên liệu do bơm phải làm việc quá tải trong điều kiện thiếu nhiên liệu và không được làm mát đầy đủ. Lọc bẩn thì phải thay mới.
Dấu hiệu này được nhận biết rõ nhất chính là lọc nhiên liệu bị bẩn nhưng chưa tắc hoàn toàn gây thiếu nhiên liệu, khiến động cơ bị nóng, không bốc, thậm chí rất yếu hoặc chết máy khi tăng ga.
Ôtô chết máy vì bị tắc kim phun
Cặn bẩn nằm trong nhiên liệu bám vào các lỗ kim phun và bộ lọc của kim phun, lâu ngày không được bảo dưỡng sẽ làm bít tắc kim phun. Điều này không hề có thiệt hại khác ngoài việc có thể gây chết máy như đề cập. Kim phun cũng cần được bảo dưỡng và vệ sinh sạch sẽ.
Tài xế có thể nhận biết tình trạng kim phun bẩn, hạt phun có thể to hơn, không tới, máy yếu hơn, có thể có hiện tượng rung giật hoặc chết máy khi tăng ga.
Ôtô chết máy do hệ thống điện hư hỏng
Điện đánh lửa có thể liên quan đến sự cố ở một số bộ phận như bugi, dây cao áp, mô-bin hoặc như là hệ thống cung cấp nguồn (bộ chia điện trên xe hơi đời cũ hoặc hộp điều khiển động cơ trên xe đời mới). Hệ thống điện đánh lửa khi bị hư hỏng có thể do sử dụng quá lâu không được thay thế hoặc do xe có tiền sử ngập nước.
Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất chính là khi bị mất tín hiệu hộp điều khiển, bơm nhiên liệu và kim phun có thể không hoạt động nên dễ dàng bị lầm tưởng là hỏng bơm nhiên liệu. Động cơ này có thể bị chết đột ngột mà không có dấu hiệu gì báo trước.
Người điều khiển phương tiện giao thông là người phải luôn chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống khẩn cấp xảy ra, việc ôtô bị chết máy giữa đường là một ví dụ. Lái xe phải nắm được nguyên lý xử lý để tránh gây ra tai nạn khi đang lưu tham gia giao thông.
Qua bài viết này, Bridgestone tin rằng các tài xế đã có thêm được nhiều kiến thức để không gây ra tình trạng tắt máy giữa đường cho xe. Tốt nhất hãy mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng xe uy tín như Bridgestone theo lịch bảo dưỡng định kỳ để được khắc phục một cách kịp thời và nhanh chóng.