Những dòng xe cỡ nhỏ sẽ có khung gầm xe thấp thường hay bị hiện tượng thủy kích nhiều hơn các mẫu có gầm cao. Và tháng mưa bão kéo dài dẫn đến tình trạng ngập lụt, điều này cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến các phương tiện tham gia giao thông trong đó không thể không kể đến xe ôtô và chi phí sửa chữa rất tốn kém. Cùng Bridgestone tìm hiểu về hiện tượng này và những điều cần lưu ý khi gặp hiện tượng ngập nước nhé!
Hiện tượng thủy kích của ôtô
Thủy kích được xem là một hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xy-lanh và đi qua các cung đường hút gió làm cho động cơ xe bị ẩm ướt, dẫn đến tình trạng bị chết máy. Đây cũng là hiện tượng thường xuyên gặp phải khi bạn lái xe hơi trong mùa mưa bão hay vô tình đi qua những vũng nước ngập
Khi ôtô của bạn bị thủy kích, cũng không nên cố gắng đề nổ vì chính hành động này sẽ khiến cho nước bị hút sâu vào bên trong động cơ hơn và sẽ làm hư hại các chi tiết bên trong máy. Ngoài ra, chính những vũng nước bên ngoài cũng có thể tràn vào bên trong khoang nội thất sẽ khiến cho chất liệu trong xe bị hư hỏng, ẩm móc, sinh bệnh, hệ thống điện trên xe ôtô cũng sẽ bị ảnh hưởng chập mạch.
Tùy vào cấu tạo của từng loại xe mà chi phí sửa khi gặp tình trạng thủy kích sẽ trở nên tốn kém tương ứng, nhất là các mẫu xe bạn nhập khẩu đắt tiền cũng sẽ phải chờ thời gian nhập khẩu các phụ tùng thay thế.
Theo như những chuyên gia giàu kinh nghiệm về lãnh vực ôtô, thường thì những chiếc dòng sedan hay hatchback cỡ nhỏ, sẽ có dàn khung gầm xe thấp hay gặp hiện tượng thủy kích hơn các mẫu xe SUV/crossover có gầm cao. Chi phí sửa chữa cho những dòng xe sang mắc tiền bị thủy kích có thể từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Và bên cạnh đó nếu một chiếc xe từng bị thủy kích thì bao giờ cũng kém giá trị hơn khi bán lại.
Bảo hiểm thủy kích
Bảo hiểm thủy kích đang được xem là quyền lợi bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe ôtô. Tuy nhiên, bạn cũng nên tùy vào công ty bảo hiểm mà gói bảo hiểm này có hay không có quyền lợi bảo hiểm thủy kích nhé.
Nguyên nhân chính là do chi phí sửa chữa xe khi bị thủy kích khá cao, thậm chí là có thể xảy ra trường hợp thay mới một vài chi tiết, nên một số công ty bảo hiểm thường hay tách riêng bảo hiểm thủy kích ra khỏi bảo hiểm vật chất xe. Vì vậy, trước khi bạn mua bảo hiểm vật chất xe, bạn cũng cần đọc kỹ nội dung và mua thêm bảo hiểm thủy kích nếu không có sẵn.
Theo như các chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng ôtô cho hay, thì để giảm thiểu thiệt hại do thủy kích xuống mức thấp nhất, thường thì chủ xe nên mua bảo hiểm vật chất cho xe ôtô, bao gồm luôn cả bảo hiểm thủy kích.
Những lưu ý khi lái xe trong điều kiện ngập nước
Theo các chuyên gia về ôtô phân tích, yếu tố đầu tiên để bạn vượt qua tuyến đường ngập nước mùa mưa chính là các tài xế cần nên lưu ý quan sát các xe đi trước, nếu như mực nước đường ngập không quá nửa lốp xe thì hãy quyết định di chuyển tiếp. Nếu như mực nước dâng lên quá nửa lốp xe thì bạn cũng nên quay lại tìm đường khác cao ráo hơn để di chuyển tiếp cuộc hành trình.
Vì nếu nước ngập hơn nửa lốp xe sẽ gây ra nguy cơ khả năng nước tràn vào khoang lái và gây ảnh hưởng hệ thống điện dưới gầm xe là rất cao. Mặt sàn của xe bị ngập nước, xe vẫn có nguy cơ bị chập điện dẫn đến hư hại hệ thống điện bên trong gây ảnh hưởng đến các trang thiết bị trên xe.
Thứ hai, vấn đề là tài xế cũng cần giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác và tránh xa những xe có trọng tải quá lớn bởi những phương tiện khác khi di chuyển sẽ vô tình tạo ra những cơn sóng nước lớn tràn qua nắp capo xe bạn và có thể chính đó là nguyên nhân làm nước tràn vào họng hút gió và vào thẳng động cơ.
Thứ ba, khi bạn lái xe đi qua khu vực bị ngập, bạn nên giữ đều ga và chọn số thấp. Nếu như là số sàn bạn nên đi số 1 và số 2. Còn đối với xe dung số tự động hoặc bán tự động thì nên chuyển nó về số D1 hoặc chuyển về chế độ số tay rồi đi ở số 1 và số 2.
Thứ tư, không nên cố rồ ga phóng qua đường ngập bởi nguy cơ nước cũng có thể bị áp lực đẩy tràn lên nắp capo và tràn vào cổ hút gió của động cơ gây ra hiện tượng thủy kích.
Thứ năm, tuyệt đối không tìm cách nổ máy xe thêm vài lần khi xe của bạn bị tắt máy, hành động này sẽ khiến cho xe của bạn hư hỏng nặng, nghiêm trọng hơn là nước sẽ lọt vào động cơ gây thuỷ kích. Một khi xe bị chết máy, hãy cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp đẩy xe lên nơi khô ráo và gọi cứu hộ.
Sau khi bạn qua vượt được đoạn đường ngập lụt, cần vừa đi vừa rà phanh để cho nước trong phanh ra khỏi đĩa phanh, nhằm tránh hiện tượng bó phanh xe sau khi để qua đêm. Bạn cũng cần đưa xe đi kiểm tra lại các động cơ và phần gầm xe để đảm bảo sạch sẽ, tuyệt đối không có gì bất thường.