Có nên phủ gầm xe ô tô” hay không là câu hỏi được rất nhiều bác tài quan tâm. Hiện nay trên thị trường, dịch vụ này được quảng cáo là có khả năng chống han gỉ, chống ồn... Hãy cùng Bridgestone đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Phủ gầm ô tô là gì?
Phủ gầm ô tô được hiểu là việc xịt phủ một lớp sơn hóa chất chuyên dụng lên toàn bộ bề mặt gầm xe. Lớp sơn này là một dạng hỗn hợp dung môi sệt gồm các thành phần cao su non hoặc gốc nhựa tổng hợp.
Vậy “có nên phủ gầm xe ô tô” hay không? Thực chất, việc này có tác dụng bảo vệ gầm xe khỏi những nhân tố gây hại từ bên ngoài, tăng vẻ thẩm mỹ, hỗ trợ cho quá trình vệ sinh được thuận tiện. Hơn nữa, lớp sơn này còn cách nhiệt gầm và hỗ trợ cách âm.
Phủ gầm ô tô mang đến nhiều lợi ích
Liệu phủ gầm xe ô tô có thực sự cần thiết?
So với các bộ phận khác trong ô tô thì gầm xe là nơi dễ bị môi trường bên ngoài tác động và ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân vì gầm thấp và thường chỉ cách mặt đất khoảng 120 đến 280mm.
Một số dòng xe hatchback/ sedan như Toyota Vios, Kia Morning, Mazda 3, Hyundai Accent... có gầm khá thấp, chỉ khoảng 130 đến 150mm. Còn các dòng xe 5 hay 7 chỗ SUV/crossover như Honda CR-V, CX-5, Toyota Fortuner... có gầm xe tương đối cao, tầm 170 đến 280mm.
Gầm xe là bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên liên tục bị tác động bởi sỏi đá, đất cát, bụi bẩn, nhựa đường, bùn sình hay các chất bẩn khác khiến bộ phận này không chỉ dễ dơ mà còn bị trầy xước, biến dạng, gỉ sét...
Bên cạnh đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm với nhiều nắng và nhiều mưa. Trong khi đó, gầm xe lại được cấu tạo từ các chất liệu kim loại. Thế nên, khi phải tiếp xúc với nắng mưa thay đổi thường xuyên làm cho quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, nếu bạn không bảo dưỡng và chăm sóc tốt thì gầm xe sẽ dễ bị gỉ sét, mòn... ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc cũng như hình dạng của gầm.
Vậy “có nên phủ gầm xe ô tô” hay không? Câu trả lời là “nên” vì gầm xe dường như là bệ đỡ cho toàn bộ xe và chứa nhiều bộ phận quan trọng khác như cụm vi sai, khung gầm, hệ thống treo, trục cát đăng truyền lực... Do đó, trong trường hợp gầm bị xuống cấp hay hư hỏng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành của một hoặc nhiều bộ phận khác trên xe.
Bạn nên phủ gầm ô tô để bảo vệ gầm xe khỏi những tác nhân gây hại
Những lợi ích của việc phủ gầm xe ô tô
Nếu như bạn vẫn còn đang phân vân về việc “có nên phủ gầm xe ô tô” hay không, Bridgestone cùng bạn điểm qua một vài lợi ích của giải pháp này.
- Chống gỉ sét, ăn mòn: Lớp sơn chuyên dụng phủ gầm ô tô có khả năng cản trở quá trình oxy hóa diễn ra, chống gỉ sét, ăn mòn... Vì thế, bạn có thể yên tâm không lo xe bị ảnh hưởng trong khi di chuyển trên những đoạn đường nhiều bụi bẩn, sình lầy, đất đỏ hay ngập nước.
- Chống trầy xước: Trong thành phần của lớp sơn có chứa gốc nhựa dẻo và cao su non. Do đó, phủ gầm ô tô được xem là giải pháp hiệu quả trong việc hạn chế xe bị trầy xước, sỏi đá văng trúng, va đập, tổn hại do các vật sắc nhọn...
- Tăng cường cách âm: Mặc dù không mang lại hiệu quả cách âm “thần thánh” như quảng cáo, tuy nhiên việc này vẫn có thể hỗ trợ chống ồn và cách âm khá tốt. Bởi vì chất phủ gầm này có khả năng trám kín các lỗ hổng hay các khe hở khớp nối... nhằm giúp ngăn tạp âm và gió lọt vào bên trong.
- Hỗ trợ cách nhiệt: Thông thường, nhiệt độ trong xe khá cao do nắng nóng từ mặt trời và mặt đường phản chiếu vào. Thế nên, khi có lớp sơn phủ gầm này sẽ giúp chiếc xế hộp của bạn tăng khả năng chống hấp thụ nhiệt, hỗ trợ chống nóng và cách nhiệt hiệu quả cho gầm xe.
- Gầm xe sạch đẹp và thuận tiện cho việc vệ sinh: Việc này sẽ khiến các bụi bẩn, bùn đất và các tạp chất khác khó bám vào gầm xe. Nhờ vậy, quá trình vệ sinh xe trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, góp phần giữ cho gầm luôn sạch đẹp và mới.
Khi nào nên phủ gầm ô tô?
Ngoài thắc mắc “Có nên phủ gầm xe ô tô” hay không thì phương pháp này nên được thực hiện khi nào cũng là một trong những trăn trở của nhiều bác tài. Theo các chuyên gia thì có 2 thời điểm vàng sau đây:
- Ô tô mới mua: Mặc dù nhiều người vẫn giữ quan điểm ô tô mới mua thì sơn thêm lớp phủ liệu có lãng phí. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm tốt và hiệu quả nhất để phủ gầm xe. Bởi vì lúc này phần gầm của xe vẫn còn “zin” chưa bị hư hại, hao mòn hay gỉ sét. Hơn nữa, gầm xe ô tô mới vẫn chưa bị nhiễm các tạp chất nên quy trình vệ sinh và sơn cùng trở nên đơn giản hơn nhiều. Vậy nên, phủ gầm xe ô tô càng sớm thì càng hiệu quả.
- Ô tô cũ có dấu hiệu gỉ sét: Với những chiếc ô tô cũ, đã qua nhiều năm sử dụng thì bạn cũng nên tân trang một lớp phủ gầm để bảo vệ xe. Bởi vì nếu không tẩy gỉ và tăng cường bảo dưỡng thì lâu ngày vết gỉ sẽ lan rộng và ảnh hưởng đến các bộ phận trong xe làm giảm tuổi thọ chiếc xế hộp của bạn.
Bạn nên phủ gầm ô tô mới mua hoặc ở giai đoạn xe xuất hiện dấu hiệu gỉ sét
Những loại sơn phủ gầm ô tô tốt hiện nay
Sau khi nghi vấn “có nên phủ gầm xe ô tô” đã được khẳng định thông qua nhu cầu của số đông người dùng, hàng loạt các sản phẩm sơn phủ được ra mắt. Chẳng hạn như:
Sơn phủ gầm 3M
- Xuất xứ: Hoa Kỳ.
- Màu: Xám, đen và trắng.
- Thành phần chính: Vật liệu Alkyd Polymer.
- Ưu điểm: Có độ đàn hồi tốt, nhanh khô, bền, hỗ trợ giảm tiếng ồn, giảm va đập...
Sơn phủ gầm Liqui Moly
- Xuất xứ: Đức.
- Màu: Xám và đen.
- Thành phần chính: Gốc nhựa tổng hợp.
- Ưu điểm: Có hiệu quả cao trong việc chống ồn, bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau, khô nhanh...
Sơn phủ gầm Wurth
- Xuất xứ: Đức.
- Màu: Đen.
- Thành phần chính: Gốc nhựa cao su.
- Ưu điểm: Khả năng kết dính mạnh nên phủ kín được toàn bộ bề mặt, giảm tiếng ồn, chống rung động, không chứa các thành phần như methanol, xylene, toluene...
Sơn phủ gầm Forch
- Xuất xứ: Đức.
- Màu: Xám và đen.
- Thành phần chính: Gốc nhựa cao su tổng hợp.
- Ưu điểm: Có độ đàn hồi cao, nhanh khô, chịu mài mòn tốt, giảm tiếng ồn...
Sơn phủ gầm Vaber Tex
- Xuất xứ: Ý.
- Màu: Xám, đen và trắng.
- Thành phần chính: PVC và Cao su.
- Ưu điểm: Có khả năng chống cháy, an toàn với sức khỏe, cách âm tốt...
Quy trình sơn phủ gầm ô tô
Mặc dù mỗi nơi sẽ có các bước sơn phủ gầm ô tô khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, quá trình này sẽ bao gồm những bước chính như:
- Bước 1: Tháo các chi tiết không có nhu cầu sơn phủ.
- Bước 2: Vệ sinh thật sạch hốc bánh xe và gầm xe bằng dung dịch tẩy chuyên dụng hoặc nước...
- Bước 3: Kiểm tra và tẩy các vết đang có dấu hiệu bị gỉ sét.
- Bước 4: Che chắn thật kỹ các khu vực không cần sơn phủ.
- Bước 5: Tiến hành thao tác xịt sơn lên hốc bánh xe và gầm xe. Ở bước này cần lưu ý sơn dàn trải toàn bộ phần gầm xe, đặc biệt ở các khe kẽ, hốc bánh xe vì đây là những bộ phận dễ bị nước, đá văng vào. Không cần thiết phải sơn hệ thống treo cần mà nên bọc riêng lại. Ngoài ra, ống xả và cách nhiệt phải được tháo ra để sơn lớp phủ bên dưới.
- Bước 6: Dùng đèn hồng ngoại (hay các loại đèn sấy khô nhiệt khác) để làm khô sơn.
- Bước 7: Sơn phủ một lớp tiếp theo (nếu cần).
- Bước 8: Làm khô lớp sơn cuối cùng và tiến hành lắp lại các chi tiết đã tháo.
- Bước 9: Vệ sinh xe một lần nữa là kết thúc.
Bạn cần lưu ý là tùy vào loại sơn cũng như các gói xịt phủ mà sẽ có số lớp sơn phủ gầm phù hợp. Tuy nhiên, thông thường sơn phủ sẽ chỉ từ 1 đến 4 lớp.
Giá thành của sơn phủ gầm xe ô tô hiện nay
Sau khi đã tìm được đáp án cho thắc mắc “có nên phủ gầm xe ô tô” hay không thì giá thành là vấn đề kế tiếp mà bạn cần quan tâm. Trên thực tế, giá phủ gầm xe ô tô sẽ phụ thuộc nhiều vào loại sơn mà bạn muốn sử dụng hay dòng xe mà bạn đang chạy,... Theo khảo sát chung, giá của phương pháp này thường dao động trong khoảng:
- Xe 4 - 5 chỗ (Huyndai i10, Kia Morning, Toyota Wigo,...): Khoảng từ 2.000.000 đồng đến 3.500.000 đồng.
- Xe 5 chỗ từ hạng B trở lên (Hyundai Accent, Toyota Vios, Mazda 3…): Khoảng từ 2.800.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
- Xe 5 chỗ gầm cao và xe 7 chỗ (Toyota Innova, Mazda CX-5, Honda CR-V…): Khoảng từ 3.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Xe hạng sang: Khoảng từ 4.000.000 đồng trở lên.
Trên đây chỉ là mức giá gói sơn phủ gầm ô tô cơ bản mà bạn dùng để tham khảo. Bởi vì để đáp ứng nhu cầu, hiện nay trên thị trường có thêm các gói cao cấp với nhiều hạng mục khác như xịt phủ nhiều lớp, chính sách bảo dưỡng dài hạn, thời gian bảo hành dài hơn, vệ sinh nội thất ô tô, miễn phí rửa xe...
Giá phủ gầm ô tô sẽ phụ thuộc vào dòng xe và loại sơn bạn muốn sử dụng
Kinh nghiệm khi xịt phủ gầm ô tô
Nếu như bạn đã biết “có nên phủ gầm xe ô tô” hay không thì hãy cùng Bridgestone tham khảo thêm lưu ý nhỏ này. Vì đây là một dịch vụ chăm sóc xe nên rất khó để so sánh mức chi phí thực hiện của các nơi. Bên cạnh chi phí, bạn nên hỏi rõ những vấn đề khác, như:
- Quy trình xịt phủ gầm ô tô bên bạn như thế nào? Cụ thể, một chu trình sẽ gồm mấy bước, giá đã bao gồm việc tẩy gỉ sét hay vệ sinh xe hay chưa?
- Loại sơn sử dụng thuộc thương hiệu nào, có xuất xứ tại đâu… Sau đó, bạn có thể kiểm tra thông tin để biết giá trên thị trường, tránh tình trạng bị “hớ”. Tốt nhất, bạn nên ưu tiên những loại sơn có nguồn gốc xuất xứ và nhãn hiệu rõ ràng.
- Số lớp sơn: Có mấy gói và mỗi gói thì số lớp sơn phủ lên là bao nhiêu. Mặc dù càng nhiều lớp thì độ bền càng cao và khả năng giảm ồn, cách nhiệt cũng như chống gỉ sét càng hiệu quả. Tuy nhiên, càng nhiều lớp chưa chắc sẽ tốt vì độ bền tăng nhưng cũng gây tăng nhẹ trọng lượng xe. Do đó, tùy vào điều kiện vận hành của xe mà sẽ có số lớp phủ khác nhau. Ví dụ: Xe ở vùng biển thường phần gầm sẽ dễ bị gỉ sét do hơi nước biển nên phải phủ kỹ và nhiều lớp. Thông thường, xe của bạn nên xịt phủ khoảng 3 đến 4 lớp là được.
Trải nghiệm dịch vụ phủ gầm ô tô tại các chi nhánh đại lý Bridgestone tại Việt Nam
Các chi nhánh đại lý Bridgestone tại Việt Nam tự hào là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này. Khi đến với Bridgestone, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những dịch vụ chất lượng, rõ ràng và minh bạch tất cả các quy trình.
Để phủ gầm ô tô hoặc thực hiện các dịch vụ khác, tham khảo danh sách các chi nhánh trải dài trên khắp cả nước hoặc truy cập TẠI ĐÂY để tìm đại lý gần bạn nhất:
- B-select Dĩ An: 666/11 khu phố Tân Hòa, phường Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương.
- B-select Năm Quốc: 391 Đại lộ Bình Dương, tổ 1, KP 12, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
- B-select ÔTÔ 24: 212 Nguyễn Văn Linh, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
- B-select Bích Hiền: 252-254 Nguyễn Hữu Thọ, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
- B-select Tín Nghĩa: 203-205 Lê Thánh Tông , P. Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
- B-select Tân Năm Khương: 1103 Phạm Văn Thuận, Biên Hòa, Đồng Nai.
- B-select Thuần Lý: 64 Hùng Vương, P. Diên Hồng, TP. Pleiku, Gia Lai.
- B-select Dân Chủ: Số 140 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội.
- B-select Hoàng Hùng: 51-54 Yên Phụ, P. Nguyễn Trung Trực, Q. Ba Đình, Hà Nội.
- B-select Thái Phương: B1-2 phố Việt Hưng, P. Việt Hưng, Q. Long Biên, Hà Nội.
- B-select Long Biên: Lô 19B, Trung tâm dịch vụ ô tô Long Biên, số 3-5 Nguyễn Văn Linh, Q. Long Biên, Hà Nội.
- B-select Xuân Tùng: 640, Lạc Long Quân, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội.
- B-select Bích Thư: 83 đường Vành Đai 3 (cạnh chợ cá Yên Sở), P. Yên Sở, Q. Hoàng Mai, Hà Nội.
- B-select Hạnh Nguyên: Km54+100 Quốc lộ 5A, khu 3, P. Nhị Châu, TP. Hải Dương.
- B-select Kiến An: Số 1028 Trần Nhân Tông, Cận Sơn 1, P. Văn Đẩu, Q. Kiến An, TP. Hải Phòng.
- B-select Minh Ngọc: 267 Lê Thánh Tông, P. Máy Chai, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
- B-select Nha Trang: 231 Lê Hồng Phong, P. Phước Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
- B-select Nhị Nguyên: 548 Quốc lộ 20, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.
- B-select Thành Nam: Đường 10, Vỵ Dương, Mỹ Xá, TP. Nam Định.
- B-select Hải Anh: 36 Lê Thanh Nghị, Cẩm Bình, TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh.
- B-select Thái Phùng: 212 Phạm Hùng, ấp Long Thới, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, Tây Ninh.
- B-select Yen Phong: 111/2, Khu phố 1, P. Thạnh Xuân, Q. 12, TP. HCM.
- B-select Thành Phát: 48 Lý Thái Tổ, Phường 1, Q. 3, TP. HCM.
- B-select Vạn Lợi: 342-344A Lý Thái Tổ, P1, Q. 3, TP. HCM.
- B-select Thanh Long: 3/1 Đường số 17, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM.
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề “có nên phủ gầm xe ô tô” hay không? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ tìm được cho mình một câu trả lời hợp lý và chuẩn xác nhất. Và đừng quên đến với Bridgestone để trải nghiệm những dịch vụ tuyệt vời của chúng tôi nhé!