Độ chụm bánh xe nếu bị sai lệch sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, độ mòn và tuổi thọ của lốp. Thế nhưng, phần lớn các bác tài thường khá chủ quan trong vấn đề này. Vậy cân chỉnh độ chụm bánh xe và thước lái mang lại những lợi ích gì cho xe của bạn? Chi phí cho dịch vụ này là bao nhiêu? Mời các bạn cùng theo dõi qua bài sau.
1. Vì sao cần phải cân chỉnh thước lái?
Khi bạn vận hành xe sau một khoảng thời gian nhất định có thể gặp phải tình trạng mất cân chỉnh thước lái. Điều này xảy ra là do xe bị va chạm vào lề đường hay bị vật cản trên đường, chạy xe qua ổ gà hoặc xe gặp tai nạn. Việc mất cân chỉnh thước lái cũng có thể xảy ra khi hệ thống treo của xe bị mòn hoặc được thay mới.
Nếu xe bị mất cân chỉnh thước lái sẽ ảnh hưởng đến lốp xe khiến lốp xe bị mòn nhanh hơn ở các mặt cạnh dẫn đến tuổi thọ của lốp bị giảm đáng kể và sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều khiển xe chẳng hạn như khiến cho xe bị lệch về bên trái hoặc bên phải. Do đó, các bác tài cần thường xuyên kiểm tra và cân chỉnh thước lái để đảm bảo cho xe vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ của lốp xe.
2. Độ chụm bánh xe là gì?
Độ chụm bánh xe thật ra là hiệu số của khoảng cách giữa hai má lốp đo từ phía sau với khoảng cách giữa hai má lốp xe đo từ phía trước trên cùng một trục bánh xe.
Độ chụm bánh xe được tính bằng inch, mm, độ và phút. Độ chụm dương (toe-in) khi khoảng cách giữa hai bên má lốp ở phía trước ngắn hơn so với khoảng cách hai má lốp đo tại vị trí phía sau. Độ chụm âm (toe-out) khi khoảng cách giữa hai má lốp đo tại phía trước lớn hơn so với phía sau. Độ chụm bánh xe bằng không khi hai bánh song song với nhau.
Cách kiểm tra độ chụm tại nhà
Để cân chỉnh độ chụm bánh xe tại nhà, các bác tài cần hiểu rõ về khái niệm độ chụm dương và độ chụm âm. Cụ thể như sau:
Độ chụm bánh xe (Toe)
Toe là khoảng cách giữa hai má lốp đo từ phía trước và khoảng cách hai má lốp đo từ phía sau, đây chính là độ chụm của bánh xe. Độ chụm chuẩn thường bằng 0.
+ Toe-in (độ chụm dương) là khoảng cách của 2 má lốp ở phía trước nhỏ hơn khoảng cách hai má lốp bánh phía sau.
+ Toe-out (độ chụm âm) là khoảng cách giữa 2 má lốp đo ở phía trước lớn hơn so với phía sau.
Để nhận biết được bánh xe của mình đang là độ chụm âm hay độ chụm dương, các bác tài có thể quan sát trực tiếp phần lốp xe. Nếu như lốp xe bị ăn mòn bên ngoài là độ chụm dương, nếu lốp bị mòn bên trong là độ chụm âm. Dù độ chụm là âm hay dương thì cũng đều ảnh hưởng đến lốp xe.
3. Công dụng của độ chụm bánh xe
Khi xe bạn chuyển động thì độ cao của thân xe so với mặt đường sẽ thay đổi so với độ cao của thân xe khi đứng yên. Độ cao xe thay đổi nó làm cho chiều dài của rotuyn lái thay đổi dẫn đến độ chụm bị thay đổi.
Rotuyn là một trong những bộ phận không thể thiếu trên bất kỳ chiếc xe ôtô nào. Chúng đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa các hệ thống treo, gầm và hệ thống chuyển động của toàn bộ chiếc xe. Đồng thời nó cũng tác động gián tiếp đến việc điều hướng xe thông qua việc điều khiển vô lăng.
Để có thể cân chỉnh độ chụm bánh xe, người ta thường làm độ chụm sẵn để bù trừ, khi xe chạy với tốc độ cao thì độ chụm sẽ tiến dần bằng không để tránh ăn mòn lốp.
4. Các bệnh do độ chụm sai gây ra
Độ chụm sai sẽ làm lệch vô lăng (ví dụ như xe đang có độ chụm bên trái là 0 độ, độ chụm bên phải là 0 độ 50′ - khi chuyển động thông qua cơ cấu thước lái xe sẽ tự động chia lại làm cho độ chụm bên trái là 25′ và độ chụm bên phải 25′ nhưng lúc này vô lăng bị lệch đi một góc).
Ngoài ra độ chụm toàn phần sai lệch còn gây ra tình trạng ăn mòn lốp. Trong đó, độ chụm quá dương sẽ ăn mòn thành ngoài lốp, độ chụm quá âm sẽ làm ăn mòn thành lốp trong.
5. Cân chỉnh thước lái bao nhiêu tiền? thời gian có lâu không?
Mức chi phí cần để cân chỉnh thước lái trên thị trường hiện nay là độ khoảng 350.000 – 600.000 vnđ/lần tùy thuộc vào loại xe và dòng xe thường hay xe cao cấp. Tuỳ theo các chương trình khuyến mãi của các đại lý, trung tâm bảo dưỡng theo từng thời điểm mà có mức giá có thể khác nhau.
Thời gian thực hiện cân chỉnh thước lái rất nhanh chóng, thông thường chỉ tốn khoảng 30 phút. Vì vậy bạn không cần sốt ruột khi phải chờ đợi lâu.
Phương pháp cân chỉnh độ chụm bánh xe và quy trình cân chỉnh thước lái ô tô
Cách cân chỉnh độ chụm bánh xe ô tô được hiểu là điều chỉnh lại góc bánh xe sao cho bánh xe trở về đúng chuẩn như ban đầu nhằm ngăn chặn tình trạng vô lăng bị lệch, lốp mòn không đều và gia tăng tuổi thọ cho lốp xe.
Khi các thông số Camber, Caster và độ chụm bánh xe có sự sai lệch ít nhiều so với chuẩn ban đầu sẽ ảnh hưởng đến vô lăng khiến đôi lúc bạn cảm thấy xe bị nhao lái. Ngoài ra, trường hợp lốp xe bị ồn cũng là dấu hiệu của việc mất cân bằng thước lái. Bởi vì khi mất cân bằng thước lái, bề mặt tiếp xúc giữa mặt đường với lốp xe lớn hơn bình thường. Do đó, độ ồn của lốp xe cũng sẽ lớn hơn.
Theo khuyến nghị tại các gara, xe sau khi đã di chuyển khoảng 10.000km, bạn nên cân chỉnh lại thước lái và cân chỉnh độ chụm bánh xe để tránh gặp những sự cố không may cũng như giúp tăng tuổi thọ cho lốp xe.
Quá trình cân chỉnh thước lái được thực hiện khi:
- Xe bạn đụng phải một vật gì đó trên đường với lực mạnh.
- Bạn phát hiện lốp xe có dấu hiệu bị mòn hoặc bất thường.
- Bạn gặp phải một số khó khăn nhất định khi đánh lái hoặc soát lái.
- Xe được thay bộ lốp mới và bạn muốn sử dụng lâu hơn.
- Thay toàn bộ hệ thống treo cùng các linh kiện khác.
Hậu quả của việc không cân bằng thước lái:
- Lốp xe sẽ bị mòn không đều tại mặt ngoài hoặc mặt trong.
- Khi chạy trên đường, bạn sẽ dễ bắt gặp tình trạng xỉa lái.
- Đối với những đoạn đường xa, việc này dễ khiến các bác tài thấy nhức mỏi vai gáy, ảnh hưởng đến tâm lý khi lái xe.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng ở độ chụm:
- Xe của bạn chạy trên những tuyến đường xấu, có nhiều ổ voi, ổ gà.
- Xe phải thường xuyên chạy qua các chướng ngại vật với tốc độ cao hoặc đổ nghiêng trong khoảng thời gian dài.
- Không bảo dưỡng bánh xe ô tô hay không cân mâm bấm chì theo đúng định kỳ được yêu cầu bởi nhà sản xuất.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về cân chỉnh độ chụm bánh xe cũng như cân chỉnh thước lái sao cho đúng chuẩn. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích khác cho người lái. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều dòng lốp chất lượng tại các cửa hàng lốp ô tô Bridgestone chính hãng.
>>> Xem thêm:
1. Thước lái ô tô là gì? Nguyên nhân nào khiến thước lái ô tô bị hỏng?
2. Tầm quan trọng của cân chỉnh thước lái và cân bằng động lốp xe
3. Những hạng mục cần thay thế và bảo dưỡng xe ô tô định kỳ