Bảo dưỡng lốp ô tô là vấn đề cần được quan tâm đúng mức để đảm bảo an toàn khi xe vận hành. Dưới đây là những phương pháp bảo dưỡng từ các chuyên gia tư vấn Bridgestone mà chủ xe nào cũng cần nắm vững.
BẢO DƯỠNG LỐP Ô TÔ LÀ RẤT QUAN TRỌNG
Lốp xe được ví von như “đôi giày” của con người, lốp xe ô tô sẽ có nhiệm vụ chính trong việc nâng đỡ toàn bộ thân xe và thực hiện các công đoạn chuyển động khi xe di chuyển. Sau một khoảng thời gian sử dụng, lốp xe thường bị mài mòn, áp suất bên trong cũng thay đổi.
Do đó, đây là bộ phận có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn khi di chuyển trên đường nên cần được kiểm tra, bảo dưỡng lốp ô tô định kỳ. Trong một số tình huống nguy cấp cần phanh gấp đột ngột, nếu lốp xe bị mòn, không bám đường tốt, phanh kém sẽ khiến bạn dễ gặp tai nạn.
Chính vì thế, các chủ xe cũng cần có những phương pháp bảo dưỡng định kỳ để làm mới lại “đôi giày” của chiếc xe giúp cho xe vận hành một cách tốt nhất. Các chuyên gia về lốp cũng cho biết, để đảm bảo độ an toàn khi tham gia giao thông, chủ xe cũng nên kiểm tra “sức khỏe” của bộ lốp xe định kỳ mỗi 2 tháng/lần.
Việc sử dụng lốp chất lượng, thường xuyên bảo dưỡng lốp ô tô định kỳ sẽ nâng cao độ an toàn khi di chuyển, tiết kiệm chi phí sửa chữa và giảm được nhiên liệu khi vận hành xe.
Vậy, khi nào cần thay lốp ô tô mới? Đây là một trong những điều khiến nhiều người quan tâm vì muốn chăm sóc xe thật tốt và đúng cách. Theo các chuyên gia, không có mức thời gian chính xác để thay lốp mới vì tùy thuộc vào các yếu tố như thiết kế lốp, người lái có thói quen ra sao, điều kiện đại hình, thời tiết… mà tuổi thọ của lốp xe khác nhau.
Bridgestone gợi ý cho bạn vài cột mốc hoặc dấu hiệu cần đến các đại lý hoặc trung tâm để bảo dưỡng lốp xe, thay mới:
- 5 năm kể từ ngày lốp xuất xưởng: Ở thành lốp xe có 1 dãy số, 4 chữ số cuối là ngày, tháng, năm sản xuất lốp.
- Lốp xuất hiện dấu hiệu hư hại như độ sâu rãnh lốp dưới 1,6mm; mặt lốp bị bong tróc, nứt, phồng; lốp bị thủng có đường kính hơn 6mm; tanh lốp biến dạng;...
BẢO DƯỠNG LỐP Ô TÔ BẰNG CÁCH KIỂM TRA ÁP SUẤT LỐP
Áp suất của lốp hay nói đơn giản chính là độ căng hay non hơi của lốp xe. Việc bảo dưỡng lốp ô tô cũng bao gồm kiểm tra áp suất lốp thường xuyên. Đây là thao tác cơ bản mà chủ xe nên thực hiện để đảm bảo được độ an toàn cho những chuyến đi của mình.
Nếu như áp suất lốp xe giảm (bị non hơi) sẽ khiến cho diện tích tiếp xúc của lốp xe so với mặt đường thấp nhất và xe sẽ chạy bằng 2 vai lốp. Do vậy, lốp xe sẽ bị mài mòn nhanh hơn bình thường, giảm đi độ bám của bánh xe so với mặt đường, quãng đường sẽ phanh dài hơn, mất đi tính an toàn, thậm chí nổ lốp gây nguy hiểm cho chủ xe khi sử dụng.
Nếu như áp suất lốp xe của bạn quá lớn (căng hơi) sẽ làm cho diện tích tiếp xúc của mặt lốp với mặt đường thấp hơn bình thường. Phần giữa của mặt lốp xe sẽ bị mài mòn đi một cách nhanh hơn, dễ bị nổ lốp và quãng đường phanh sẽ dài hơn, mất đi độ an toàn.
Áp suất lốp xe được cho là lý tưởng của xe ô tô khi tham gia giao thông là khoảng độ 2.1 Bar tức là khoảng 30-50psi (2.2 – 2.4 kg/cm2). Áp suất này cũng có thể được kiểm tra thông qua các thiết bị bơm có phần máy đo kèm theo hiện nay.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng lốp
Như đã được đề cập phía trên, lốp xe cần được kiểm tra một cách thường xuyên về các vấn đề như: độ mòn, độ rạn nứt, phồng, các vết cắt chém, tuổi thọ của lốp, áp suất lốp… Việc làm này sẽ giúp cho bạn sớm phát hiện các hỏng hóc của lốp xe và thay thế kịp thời, có thể tránh xảy ra những sự cố, tai nạn không đáng có.
Kiểm tra chiều sâu gai lốp
Chiều sâu của gai lốp hay gọi là chiều sâu của các mặt rãnh trên mặt lốp. Các gai lốp này sẽ có vai trò tạo độ ma sát khi lốp tiếp xúc với mặt đường, giúp chống trơn trượt khi di chuyển qua các đoạn đường dốc, khó đi.
Theo như khuyến cáo của các hãng lốp, bạn cần thay lốp mới khi gai lốp còn 1.6 – 3 mm để đảm bảo an toàn cho mình và tuổi thọ của lốp xe ô tô mình.
BẢO DƯỠNG LỐP Ô TÔ BẰNG CÁCH CÂN BẰNG ĐỘNG
Cân bằng động là việc bạn sẽ điều chỉnh để tạo độ cân bằng cho bánh xe, nhằm đảm bảo khi bánh xe quay, không tạo ra các rung lắc truyền động đến vô lăng, nó còn ảnh hưởng đến cảm giác lái xe. Độ rung lắc lớn chứng tỏ trọng tâm của lốp xe đang bị tình trạng lệch đi nhiều.
Lúc này thì chủ xe cần đưa xe tới các garage bảo dưỡng lốp ô tô uy tín, để thực hiện các cân bằng động bổ sung một lượng chì nhất định cho bánh xe và điều chỉnh thêm phần trọng tâm của lốp về đúng vị trí cân bằng.
Đảo lốp
Do điều kiện của mặt đường, do quá trình vận hành xe, tải trọng xe… mà các lốp xe có độ mòn thường không giống nhau. Điều này có thể làm ảnh hưởng ít nhiều đến sự cân bằng của xe và giảm an toàn cho người sử dụng, và làm cho lốp của bạn mòn không đều, giảm đi tuổi thọ lốp. Nếu như để lâu không đảo lốp định kỳ sẽ khiến lốp hỏng nhanh, bắt buộc bạn phải thay đổi lốp mới dẫn đến tốn kém chi phí.
Vậy nên, để có biện pháp phù hợp nhất là đảo vị trí của các bánh xe với nhau để làm đồng đều độ mòn của lốp xe. Thời gian khuyến cáo mà bạn nên đảo lốp là sau khoảng 8.000 – 10.000km hoặc 6 tháng/lần.
Kiểm tra góc đặt bánh xe
Trong suốt quá trình vận hành, các lốp xe bị mòn cũng có thể làm lệch góc đặt bánh xe theo tiêu chuẩn ban đầu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng khó chịu khi bạn cầm lái cho các bác tài như: xe hay bị kéo, lạng sang một bên, tay lái không quay trở lại khi rẽ xong, tay lái sẽ tạo một góc nhỏ (không thẳng) so với vị trí bình thường khi đi theo đường thẳng. Do vậy, một khi bánh xe cần được điều chỉnh (cân chỉnh thước lái) để đảm bảo góc đặt bánh luôn đúng tiêu chuẩn. Dưới đây là những tiêu chí khá cần thiết trong việc kiểm tra góc đặt bánh xe:
Độ chụm bánh xe – Toe: Tiêu chí này được tính bằng hiệu số khoảng cách giữa hai má lốp phía sau và hai má lốp xe phía trước. thường có 3 mức độ để đánh giá độ chụm của bánh xe là:
Độ chụm dương: khi mà khoảng cách giữa hai má lốp phía trước nhỏ hơn khoảng cách hai má lốp phía sau.
Độ chụm âm: đó là khoảng cách giữa hai má lốp phía trước lớn hơn so với khoảng cách hai má lốp phía sau.
Độ chụm bằng 0: Khi hiệu số trên bằng 0 tức là hai bánh sẽ song song với nhau.
Góc Camber: Đây là một góc của bánh xe được tạo bởi 2 đường thẳng đi qua tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường. Theo như tiêu chuẩn, góc này phải bằng 0, tức là bánh xe phải được đặt thẳng đứng.
Góc Camber dương (+) bánh xe nghiêng ra, làm mòn bên ngoài lốp xe
Góc Camber âm (-) bánh xe nghiêng vào trong, làm mòn bên trong lốp xe
Góc Camber không: bánh xe thẳng đứng. Có tác dụng sẽ bảo đảm độ mòn đều ở cả 2 bên mặt lốp, trợ giúp đánh lái bằng cách dồn trọng lực lên mặt trong của bánh.
Góc Caster: Tiêu chí này được tính là góc được tạo bởi đường thẳng qua tâm trục xoay đứng với đường thẳng vuông góc với mặt đường khi nhìn ngang. Đây là góc đo để đánh giá mức độ ổn định chuyển động thẳng của xe và khả năng trả lái sau khi bạn cho chuyển hướng.
Kiểm tra hệ thống van
Thêm một công đoạn trong quá trình bảo dưỡng lốp ô tô chính là kiểm tra hệ thống van. Van lốp là vị trí liên kết giúp cho việc bơm xe thuận lợi hơn khi cần thiết. Do chất liệu cấu tạo của chúng thường bằng cao su nên van lốp hay bị xuống cấp, lão hóa sau một thời gian sử dụng. Van lốp nếu dùng loại không tốt là một trong những nguyên nhân khiến cho áp suất lốp không ổn định, gây rò rỉ áp suất, xe gặp phải sự cố nguy hiểm.
Do vậy, để đảm bảo an toàn, chủ xe nên kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay khi van có dấu hiệu nứt, gãy, cong vẹo. Ngoài ra, để hạn chế hiện tượng van bị lão hóa, bạn có thể trang bị những bộ van kim loại như van Continental, hay van Tifan. Đây là những dòng van nổi tiếng về chất lượng và độ bền, có thể dùng cho 3-4 đời lốp với tiêu chí “lốp hỏng van chưa hỏng”.
Vá lốp đúng cách
Lốp xe bị xì lốp trong quá trình di chuyển là điều không thể tránh khỏi. Khi đó, để khắc phục hiệu quả thì chủ xe cần vá lốp. Các phương pháp vá lốp phổ biến hiện nay là : vá trong, vá ngoài, vá nấm…
Trong đó vá nấm đang là phương pháp vá lốp ô tô được cải tiến và khắc phục hoàn toàn nhược điểm của phương pháp vá trong và vá ngoài. Vá nấm sẽ sử dụng miếng vá có hình cây nấm vừa làm kín hơi từ bên trong mà vẫn lấp đầy bề mặt bên ngoài từ đó ngăn chặn được những tác nhân có hại trong quá trình xe di chuyển tiếp.
Bơm Nitơ
Bơm lốp Nitơ hiện đang là lựa chọn của nhiều chủ xe nhằm mục đích ổn định áp suất và tăng cường tuổi thọ cho lốp xe nhờ khả năng giảm ma sát cao và ảnh hưởng nhiệt của môi trường bên ngoài.
Các hãng lốp ô tô lớn khuyến cáo rằng: Việc tiến hành bơm Nitơ có thể kéo dài tuổi thọ của lốp xe lên đến 10 – 15%, sẽ làm giảm thoát hơi cho mỗi lốp trung bình 0,7psi/tháng (nếu bơm không khí thường hao hụt trung bình là 2,7psi/tháng); hạn chế được sự tăng áp suất; giảm nguy cơ nổ lốp xe….
Lắp van cảm biến
Các van cảm biến được lắp đặt vào các bánh xe của ô tô nhằm cảnh báo có ít nhất một lốp không đạt áp suất tiêu chuẩn. Cảnh báo sẽ được phát ra tới chủ xe thông qua hệ thống màn hình hiển thị trong xe. Hiện nay thì trên thị trường có rất nhiều loại van cảm biến khác nhau, với các mức giá bạn có thể lựa chọn.
Việc bạn lắp cảm biến sẽ hỗ trợ các bác tài chủ động theo dõi áp suất của lốp xe, từ đó có những điều chỉnh nhanh chóng kịp thời, hạn chế các sự cố nguy hiểm khi di chuyển và kéo dài tuổi thọ lốp xe.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích trong việc bảo dưỡng lốp ô tô hiệu quả nhất. Lốp ô tô cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như đảm bảo phương tiện luôn trong trạng thái tốt nhất.