Lốp xe ô tô là bộ phận tiếp xúc, ma sát trực tiếp lên mặt đường nên dễ bị mài mòn và hư hại. Nếu không được kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng đúng cách sẽ khó đảm bảo an toàn cho chủ phương tiện khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được những dấu hiệu lốp xe bị xuống cấp. Vậy, hãy để Bridgestone cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này trong bài dưới đây nhé!
Những dấu hệu của lốp ô tô xuống cấp cần thay thế
1. Vết rạn, nứt
Nhìn bằng mắt thường sẽ thấy bề mặt lốp thường xuất hiện những vết rạn nứt hay còn gọi là rãnh nứt, điều này sẽ xảy ra khi lớp cao su đã lâu ngày bị lão hóa hay chịu ảnh hưởng bởi thời tiết mưa, nắng.
2. Lốp quá mòn
Sử dụng xe sau một khoảng thời gian làm phần gai lốp bị mòn đi, khiến cho độ bám đường giảm hoặc lốp không bám được với mặt đường, người lái có thể bị mất kiểm soát xe, nhất là khi di chuyển trên mặt đường ướt, hay trơn trượt.
3. LỐP XE Ô TÔ MÒN KHÔNG ĐỀU
Lốp xe bị mòn không đều có thể do nhiều nguyên nhân như di chuyển trên địa hình trắc trở, phân bố tải trọng không đều, áp suất hơi không chuẩn so với khuyến cáo,... khiến cho lốp bị mòn ở chính giữa, hai bên hay mòn mép trong,...
4. NỨT VÀ PHỒNG THÀNH LỐP Ô TÔ
Bị nứt, phồng ở phần thành lốp thường xảy ra khi xe bạn thường xuyên di chuyển ở những địa hình gồ ghề, bị lồi lõm... hoặc có thói quen sử dụng ô tô với áp suất lốp không đủ, không bảo đảm được tiêu chuẩn của 1 chiếc lốp thông thường.
5. Bề mặt lốp xe ô tô nhiều lỗ đinh
Lốp xe có nhiều lỗ nhỏ do các vết đinh để lại là nơi lý tưởng để những viên đá răm có cơ hội lọt vào và là tác nhân trực tiếp khiến cho ô tô bị xì hơi, thủng xăm trong quá trình di chuyển. Quan sát thấy vết đinh để lại trên xe quá nhiều, chủ xe không nên cố sử dụng mà cần thay thế ngay cho "xế yêu" một chiếc lốp mới.
6. Áp suất lốp giảm xuống thấp
Thói quen kiểm tra áp suất lốp xe thường xuyên là việc làm cần thiết và hữu ích đối với các chủ phương tiện. Khi áp suất lốp được duy trì sẽ giúp bề mặt bánh xe mòn đều. Từ đó, quá trình vận hành xe êm ái, khả năng lái ổn định và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp đã kiểm tra và bơm đúng cách nhưng áp suất trong lốp vẫn giảm xuống quá thấp, bạn cần phải thay mới càng sớm càng tốt. Đây là dấu hiệu cho thấy lốp xe ô tô đang bị rò rỉ khí và nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây ra nguy hiểm trong quá trình di chuyển.
7. Vô lăng bị rung lắc
Rung lắc vô lăng thường xảy ra khi xe di chuyển trên những địa hình gồ ghề, sỏi đá không bằng phẳng. Hiện tượng rung lắc này sẽ ngừng khi xe đi đến những địa hình bằng phẳng hơn. Nếu vô lăng bị rung lắc khi xe di chuyển trên đường nhựa bằng phẳng, nhiều khả năng có thể do lốp xe bị mòn không đều. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đưa xe đến cơ sở uy tín để được kiểm tra và cân bằng lại lốp xe. Trong trường hợp vô lăng tiếp tục bị rung lắc, bạn nên cân nhắc đến việc thay lốp mới.
8. Quá thời hạn sử dụng của lốp xe ô tô
Theo khuyến cáo của cơ quan an toàn cục giao thông quốc gia Mỹ, chủ phương tiện nên thay lốp xe mới sau 6 năm. Trường hợp lốp đã sử dụng 5 năm thì nên kiểm tra định kỳ ít nhất 1 năm/ lần. Tuy nhiên, mỗi dòng lốp sẽ có tuổi thọ nhất định nên bạn cần chú ý và thực hiện việc thay lốp đúng thời điểm quy định của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn trên mọi cung đường.
NHỮNG VIỆC CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LỐP XE Ô TÔ
1. Kiểm tra áp suất lốp mỗi ngày
Việc bạn cố duy trì áp suất lốp đúng rất đơn giản và rất cần thiết để đảm bảo hiệu suất vận hành của lốp. Lốp quá non hay quá căng đều có thể gây ra các sự cố không mong muốn như lốp nhanh mòn và nhanh hư.
- Áp suất thấp làm lốp dễ bị rạn nứt hoặc bị phồng
- Áp suất cao quá 20% sẽ khiến cho lốp xe giảm tuổi thọ xuống 10.000 km.
- Áp suất chuẩn vừa còn đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm nhiên liệu hơn.
2. Trạng thái lốp luôn phải được cân bằng
Nguyên nhân xảy ra tình trạng không cân bằng của lốp ô tô có thể là do lốp thay thế không đồng đều; lốp mới không tương thích vành, lazang...
Để lốp xe luôn ở tròng trạng thái cân bằng thì việc căn chỉnh độ chụm của bánh xe cũng rất quan trọng, giúp các bề mặt lốp tiếp xúc đều cùng một lượng áp suất hợp lý. Điều này đồng thời cũng bảo vệ hệ thống treo, hệ thống lái và vòng của bi xe.
3. Kiểm tra van lốp
Van lốp và nắp van cần được chủ xe kiểm tra thường xuyên. Khi xe bạn di chuyển ở tốc độ cao, van lốp dễ bị bẻ cong khiến không khí bị dễ dàng thoát ra ngoài, cũng làm giảm áp suất của lốp trong quá trình sử dụng.
Nhận thấy khi có dấu hiệu hỏng, bị nứt gãy cần lập tức thay thể để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình di chuyển.
4. Bảo quản lốp khi xe lâu ngày không sử dụng
Lâu ngày bạn không sử dụng xe khiến lốp sẽ bị thoát hơi và làm giảm áp suất lốp, thậm chí bị biến dạng nếu để nằm yên trong thời gian dài.
"Xế cũng" tốt nhất là nên được cất trong nhà tránh mưa, nắng để những chi tiết làm từ cao su không bị lão hóa. Tránh nơi có hóa chất, hydrocarbon hoặc các dung môi đồng thời không để lốp ở nơi có khả năng thẩm thấu cao su.
5. Đảo lốp định kỳ
Trong suôt quá trình vận hành, trọng lượng của ô tô sẽ dồn lên 4 bánh xe là không đồng đều. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng hao mòn quá nhiều về một phía của lốp xe và có thể gây ra tình trạng nổ lốp khi lưu thông ở tốc độ cao hoặc gây mất lái khi đường trơn trượt.
Thường xuyên đảo lốp để cho các lốp mòn đều, một bộ lốp xe mòn đều sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn so với một bộ lốp xe mòn “lệch”.
Thật vậy, để hạn chế đến mức tối đa và tránh tình trạng trên thì đảo lốp là phương pháp hiệu quả và dễ dàng nhất đối với chủ xe. Theo như định kỳ cứ sau mỗi 5.000 - 7.000 km tùy theo từng loại lốp ô tô cần được đảo lốp 1 lần.
Nói chung để có thế nhận biết được những dấu hiệu không tốt cho lốp xe, thì bài viêt trên đã gần như chia sẻ cho quý đọc giả biết để luu tâm hơn lốp xe của mình. Chúc các bạn luôn an toàn khi tham gia giao thông.
……………….
3. Vì sao cần đảo lốp xe ô tô?
Việc đảo lốp xe định kỳ là một trong những phần hết sức quan trọng của quá trình bảo dưỡng xe. Việc này sẽ giúp cho xe có khả năng vận hành cân bằng hơn, chống được trơn trượt, mất lái cũng như kéo dài tuổi thọ của cả bộ lốp xe.
Lý do cần phải đảo lốp xe
Đảo lốp là việc mà bạn sẽ thay đổi vị trí của lốp ô-tô từ vị trí này sang vị trí khác, nhằm đảm bảo việc mòn đều giữa các lốp xe khác nhau của chiếc xe. Một bộ lốp xe bị mài mòn đều sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn so với một bộ lốp xe mòn "lệch". Những chiếc lốp quá mòn sẽ phải thay, trong khi các lốp chưa quá mòn sẽ lại có chênh lệch về độ mòn so với một lốp mới lắp.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đén việc bị mòn không đều giữa các lốp xe là độ nặng nhẹ khác nhau của các trục xe. Chỉ trừ một số trường hợp khá đặc biệt (xe đua, xe thể thao hiệu suất cao) thì tỉ lệ phân bổ khối lượng là 50/50 giữa 2 trục trước sau, đại bộ phận xe hơi có động cơ đặt trước. Do đó, thì phần trục trước thường chịu tải nặng hơn trục sau.
Đảo lốp chính xác sẽ giúp an toàn, tăng tuổi thọ lốp
Với các xe có dẫn động cầu trước, 2 bánh xe trước vừa làm nhiệm vụ dẫn động, vừa làm nhiệm vụ điều hướng cho xe. Và vì thế mà 2 bánh xe trước thường sẽ nhanh mòn hơn 2 bánh sau.
Thêm một lý do nữa, ở các nước có mạng lưới giao thông đi về phía tay phải như Việt Nam, những lần đánh lái, vào cua bên tay phải thường sẽ gắt hơn vào cua trái. Đồng thời, khi họ đánh lái phải, bánh xe bên trái sẽ trải qua một hành trình dài hơn bánh xe bên phải nên bánh xe bên tay trái cũng thường mòn nhanh hơn bánh xe phải.
Với bánh xe bên phải, sự mài mòn lại thường xuyên diễn ra thêm ở mặt bên của lốp do sự va chạm với vỉa hè khi đỗ xe, trong khi mặt bên của lốp trái lại hầu như không có hao mòn này.
Không đảo lốp định kỳ sẽ dễ dẫn tới tình trạng hao mòn quá nhiều của một số lốp xe
Thông thường, thì các nhà sản xuất xe hơi khuyến nghị việc đảo lốp sau mỗi 5.000 - 10.000 km tùy theo loại lốp. Để đơn giản hơn thì quý bạn đọc có thể lấy con số trung bình 7.500 km hoặc đảo lốp mỗi khi thay dầu máy hoặc theo chỉ dẫn riêng của nhà sản xuất. Không đảo lốp định kỳ sẽ dẫn tới tình trạng hao mòn của một số lốp xe, có thể gây ra một số vụ nổ lốp khi lưu thông ở tốc độ cao hoặc gây mất lái trong điều kiện đường trơn trượt.
Các bước đảo lốp xe
Bước 1: Kiểm tra bề mặt các lốp, áp suất, độ mòn
Khi đảo lốp cũng cần nên kiểm tra bằng mắt thường bề mặt và má lốp, kiểm tra các vết phồng rộp. Nếu bề mặt lốp lộ lớp bố thì nên thay luôn bộ lốp mới.
Bước 2: Cân bằng động của lốp
Lốp và vành xe khi được sản xuất sẽ có những sai số, khiến cho trọng lượng sẽ phân bổ không đều trên toàn bộ bề mặt, có những điểm sẽ nhẹ hơn chỗ khác chỉ khoảng vài gam. Sự sai khác này khiến lốp quay không đều quanh trục, xe bị rung. Vì vậy, cần phải cân bằng động và gắn những miếng chì vào nơi bị nhẹ trên vành xe để lốp xe được cân bằng.
Bước 3: Đảo lốp theo phương án cho xe dẫn động cầu trước
Hai bánh trước chuyển thẳng xuống bánh sau. Hai bánh sau đổi chéo lên trước.
Đặc biệt lưu ý đối với những loại lốp bố tỏa tròn (Radial), có hoa lốp dẫn hướng một chiều, thì chỉ đảo giữa lốp trước và lốp sau. Không được đảo lốp trái sang lốp phải hoặc ngược lại. Không dùng lốp dự phòng tạm thời dùng đảo lốp.
Sau khi thực hiện đảo lốp, hãy chắc chắn các lốp sau và trước bơm đúng giá trị tiêu chuẩn và siết chặt các đai ốc.
Trong bất kỳ điều kiện nào, bạn cũng không nên sử dụng phương pháp lẫn lộn giữa lốp mảnh chéo và lốp mảnh hướng tâm (lốp Radial). Điều này có thể cho làm xe bạn khó điều khiển, gây tai nạn nghiêm trọng.
Bước 4: Cân chỉnh độ chụm các bánh xe
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia hay các nhà sản xuất, trung bình bạn cũng nên đảo lốp sau mỗi 8.000 đến 10.000 km, hoặc sớm hơn nếu phát hiện bị mòn bất thường.
Đảo lốp chính xác sẽ giúp an toàn, tăng cường tuổi thọ lốp và có thể giúp tiết kiệm khoảng 3% nhiên liệu.
Qua bài viết trên thì các bạn cũng đã hiểu tầm quan trọng của việc đảo lốp và có cách đảo lốp sao cho phù hợp nhất. Hy vọng các bạn sẽ có nhiều cách bảo dưỡng lốp xe tốt nhất.
4.Lý do khiến nhiều tài xế tin dùng lốp không săm
Lốp không săm hiện nay được rất nhiều người lựa chọn bởi chúng có những đặc điểm ưu việt, bền bỉ, đem lại sự tiện lợi cho chủ xe. Tuy nhiên, that sự chúng vẫn có một số nhược điểm nhất định mà hôm nay đội ngũ tư vấn Bridgestone sẽ mang đến cho các bạn đọc giả tham khảo nhé.
Lốp xe ô tô không săm
Lốp ô tô không săm là một trong nhiều loại lốp đặc trưng, nó là loại lốp không cần tới sự hỗ trợ của săm mà vẫn tự giữ không khí bên trong. Bên trong củamặt lốp được tráng thêm lớp màng halobutyl hoặc chlorobutyl, từ đó giúp ngăn chặn không khí thoát ra ngoài.
Khả năng tự giữ hơi bên trong loại lốp này cũng tốt và an toàn hơn nhiều so với các lốp có săm truyền thống. Nếu bị dính phải đinh nhọn thì lốp không bị xì hơi nhanh chóng qua lỗ thủng. Chủ xe cũng vẫn còn có thể đi tiếp được một quãng đường dài, không lo bị dập lốp vì lốp này có thể vận hành với áp suất hơi thấp.
Tại sao nên dùng lốp không săm?
Không bị thủng: Lốp có săm nhiều khi bị đâm thủng do săm bị chèn ép bởi la-zăng và lốp. Bởi vậy, lốp không săm sẽ khắc phục tốt vấn đề này.
Chạy được ở áp suất thấp: Không khí làm thay đổi áp suất bên trong săm hoặc lốp, săm trong lốp sẽ bị chèn ép nếu chạy ở áp suất thấp, dẫn đến bị thủng. Chính vì thế, mà lốp không săm hiện là một giải pháp hiệu quả cho chiếc xe của bạn.
Lớp keo lỏng tự bịt chỗ thủng: Lốp không săm được phủ đầy lốp keo lỏng. Nếu bị vật nhọn đâm vào, thi sẽ tạo ra lỗ thủng trên lốp không săm, keo lỏng này sẽ chảy ra và bịt kín chỗ hổng ngay lập tức, giúp cho xe di chuyển thêm được một đoạn xa hơn.
Nhẹ và an toàn hơn: Lốp không săm sẽ nhẹ hơn so với lốp có săm, trung bình tầm khoảng 0,5 kg. Lốp không săm sẽ có độ an toàn cao hơn rất nhiều so với loại có săm truyền thống.
Độ ổn định cao và bền hơn: Bởi vì lớp không khí được chứa trong bản thân lốp xe chứ không phải trong săm, việc bạn đang lái xe ở tốc độ cao sẽ ổn định hơn do luồng không khí không thay đổi nhiều. Đối với những xe thường xuyên phải di chuyển, hoặc như chạy xe với tốc độ cao thì việc bạn lựa chọn lốp không săm “ăn đứt” các loại lốp có săm cũ.
Dù vậy lốp không săm cũng có một số nhược điểm đó là việc nó khó đồng bộ với la-zăng, mất đi nhiều thời gian lắp ráp hơn lốp không săm vì cần phải kín khí với la-zăng nếu không loại lốp này sẽ không giữ được không khí. Người lắp ráp các loại lốp không săm phải là các chuyên gia, người sẽ có tay nghề để không làm hỏng la-zăng. Đồng thời gây ra tình trạng khó sửa chữa và tốn nhiều chi phí để bảo dưỡng.
Lưu ý khi sử dụng lốp xe ô tô không săm
Khi vá lốp không săm bạn cần cân nhắc cách vá phù hợp, nên chọn vá trong sẽ giúp cho lỗ thủng kín hơn đồng thời tốt cho tuổi thọ của lốp. Chủ xe cũng có thể tham khảo vài phương pháp như vá chín, bằng keo vá, miếng vá lốp.
Chú ý phần vành xe: Bộ phận vành xe sẽ gắn liền với lốp, cần kiểm tra thường xuyên phần vành xe, nhất là khi xe của bạn đi nhiều dưới mưa hoặc bị ngâm nước, làm cho vành bị ăn mòn, rỗ, sùi lên tại vị trí tiếp xúc với lốp xe, ảnh hưởng đến khả năng giữ hơi của lốp.
Khả năng giữ hơi của các loại lốp không săm này tốt nhưng vẫn cần phải bơm hơi cho lốp vì khi di chuyển, hơi vẫn thất thoát rò rỉ một lượng nhất định, do vậy bạn cũng cần nên kiểm tra và bổ sung hơi thường xuyên. Khi bơm lốp xe cần chú ý tới áp suất lốp xe mới đạt đúng tiêu chuẩn, như vậy mới giúp cho xe của bạn tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo an toàn.
Tóm lại, loại lốp xe ô tô nào cũng sẽ có ưu nhược điểm riêng của nó. Đối với loại lốp không săm sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề bất ngờ trên đường khi bạn đang di chuyển ở một vận tốc nhanh và xảy ra sự cố. Vì thế để lốp không săm luôn mang đến kết quả tốt thì người chủ xe cũng cần quan tâm nhiều hơn về nó cũng như phần vành xe như đã nêu trên. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn lái xe an toàn và lựa chọn cho mình dòng lốp phù hợp