Lốp dự phòng giữ vai trò rất quan trọng, giúp tài xế có thể tự thay nếu chẳng may gặp trục trặc ở đoạn đường vắng. Hãy cùng Bridgestone tìm hiểu về lốp này cũng như 05 bước tự thay để giúp bạn xoay xở trong tình huống khẩn cấp nhé!
LỐP DỰ PHÒNG LÀ GÌ?
Lốp dự phòng, hay còn có tên gọi khác là lốp dự trữ, thường nằm ở bên ngoài xe hoặc khoang hành lý phía sau. Như tên gọi, lốp có tác dụng phòng hờ trong trường hợp lốp chính gặp trục trặc khi bạn đang di chuyển trên đường.
Có 2 loại lốp dự phòng khác nhau, tùy vào kiểu xe và nhà sản xuất: Lốp có cùng kích cỡ so với lốp chính (spare tire) và lốp tạm thời có kích cỡ nhỏ hơn so với lốp chính (donut tire).
- Lốp có cùng kích cỡ với lốp chính: Khi sử dụng không làm hiệu suất và khả năng xử lý tình huống của xe bị thay đổi. So với lốp chính, lốp dự phòng loại này khiến quá trình phanh, đánh lái hay di chuyển đều mượt mà.
- Lốp tạm thời có kích cỡ nhỏ hơn lốp chính: Chỉ sử dụng ở phạm vi dưới 80km và với vận tốc nhỏ hơn 80km/h.
NHỮNG CÔNG DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA LỐP DỰ PHÒNG
TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG GIAN XE
Loại lốp dự phòng có kích cỡ nhỏ hơn so với lốp chính nên có trọng lượng gọn nhẹ hơn. Ngoài ra, xe sẽ sử dụng nhiên liệu ít hơn và giảm tải khi động cơ được vận hành.
Lốp có kích cỡ nhỏ còn giúp khoang hành lý được mở rộng hơn, tiết kiệm được không gian để chứa đồ thay vì “bành trướng” khoang hành lý.
THAY THẾ LỐP XE ĐƠN GIẢN
Trong một số trường hợp một mình lái xe trên đường hoang vắng, lốp dự phòng nhỏ sẽ không là nỗi lo của của các tài xế khi phải tự mình khuân vác lốp lên/xuống và tiến hành thay thế.
LỐP DỰ PHÒNG NÊN SỬ DỤNG BAO LÂU?
Các hãng xe thường khuyến cáo người sử dụng ô tô không nên sử dụng lốp dự trữ để chạy quãng đường quá 50 dặm (khoảng hơn 80km). Nguyên do là so với lốp chính, lốp này có khả năng chịu tải, độ ma sát, độ bền đều kém hơn.
Một lưu ý quan trọng là nếu sử dụng lốp dự phòng quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến bộ vi sai điều khiển. Lốp có kích thước nhỏ hơn bánh xe đối lập trên một trục và phải quay nhanh hơn để kịp tốc độ di chuyển của xe. Trong trường hợp này, bộ vi sai phải hoạt động liên tục để lực được tới bánh dự phòng nên sẽ nhanh xuống cấp.
Vì có cấu tạo mỏng với các thiết kế nhằm tiết kiệm diện tích nên lốp dự phòng sở hữu một lượng nhỏ cao su bơm phồng và có ít gai so với lốp chính. Do đó, lốp xe bị giảm độ bám đường và tăng khoảng cách phanh gây nguy hiểm.
Người sử dụng ô tô cần hạn chế thay lốp dự phòng ngoài các tình huống khẩn cấp. Trong trường hợp bắt buộc phải thay, bạn cần nhanh chóng thay lại lốp chính càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
NHỮNG LƯU Ý KHI BẠN TỰ THAY LỐP DỰ PHÒNG
Việc gặp những sự cố hư hỏng xe bất ngờ trên đường là điều hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là thủng lốp xe. Do đó, mỗi tài xế nên tự biết trang bị cho mình thêm lốp dự phòng và bạn cần nắm rõ cách thay lốp ra sao phù hợp, nếu chẳng may phải đích thân phải thực hiện.
Dưới đây là những lưu ý khi bạn thay lốp dự phòng:
1. TÌM CHỖ ĐỖ XE AN TOÀN
Khi phát hiện lốp xe của bạn có dấu hiệu hết hơi hoặc bị thủng, người lái cũng cần tìm một vị trí an toàn, rộng rãi để tiến hành thay đổi lốp dự phòng. Nơi lý tưởng thường có những địa thế bằng phẳng và dễ dàng đỗ xe như bên lề đường, khu đất trống…
Tiếp theo tài xế bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn tín hiệu để có các phương tiện khác có thể nhận biết được rồi tắt máy, kéo phanh tay và gài vào số 0 (hoặc vào chế độ P nếu như là xe dùng số tự động), tốt hơn là bạn rút cả chìa khoá và xuống xe để tìm một vật cứng như viên gạch hoặc như hòn đá to để vào chèn lốp xe an toàn.
2. CHUẨN BỊ LỐP DỰ PHÒNG
Ngoài lốp dự phòng đã có sẵn trong xe, chủ xe cũng nên mang bộ dụng cụ sửa xe gồm kích, cờ lê, mỏ lết… Vị trí để lốp thường nằm trong cốp sau đối với xe Mitsubishi.
Sau khi lấy lốp dự phòng, chủ xe cũng cần vặn một chiếc ốc nhỏ bên phải của các chiếc kích để lấy kích ra. Lốp dự phòng cũng còn có một con ốc ở chính giữa la-zăng, bạn có thể tháo bằng tay để tiện thay lốp dự phòng.
3. THÁO BÁNH XE CŨ
Trước khi lắp lốp mới, người lái cũng cần tháo nắp đậy trục bánh xe (nếu có), đặt kích cho đúng điểm được thiết kế để kích xe lên. Tiếp theo, chống kích vào phần gầm đặt cạnh trục bánh xe bị thủng, chú ý là phần gờ của gầm xe phải lọt vào rãnh của kích. Sau đó, kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất một chút rồi hạ xuống thêm vài phân (cm) đến khi bánh xe tì nhẹ xuống mặt đường vừa không đủ để không phải chịu sức tải lớn mà cũng không để mất kiểm soát, rồi tháo nhẹ bánh xe bị hỏng ra ngoài
Khi bạn tháo bu lông khỏi la zăng, bạn hãy vặn ngược kim đồng hồ, nếu như quá chặt thì hạ thêm tầm kích cho bánh xe bám chắc vào lề đường và tiếp tục vặn cho tới khi tháo hết bu-lông.
Lưu ý là bạn nên tháo từng bu-lông ra theo hình ngôi sao. Đầu tiên là tháo một bu-lông bất kỳ, tiếp theo là tháo chiếc ở phía đối diện, cứ thế tiến hành cho tới khi hết bu-lông. Tiếp tục bạn hãy nâng kích lên cho mặt lốp cần thay thế cao hơn mặt đường vài cm và nhấc khỏi lốp ra ngoài. Mục đích của việc nâng kích cao là để vừa khoảng trống cho bánh xe dự phòng còn đầy hơi.
Tháo hết các phần đai ốc cũng đã được nới lỏng và đặt chúng ở bên cạnh, nơi mà bạn có thể tìm thấy chúng dễ dàng và đảm bảo là chúng không bị lăn đi mất nhé.
4. LẮP MỚI LỐP DỰ PHÒNG
Cần phải đặt thêm lốp dự phòng vào đúng vị trí, nếu không chắc chắn khi gắn lốp mới vào thì nên tìm vị trí của van để có thể đặt đúng chỗ.
Sau khi đã thay lốp xe vào đúng với vị trí, vặn nó chặt tất cả các đai ốc khít vào ren đúng trình tự khi như khi tháo ra: cho từng chiếc đai ốc vào một và xoắn tạm vài vòng để cố định (chưa cần vặn chặt). Bạn cũng nên lắp các đai ốc lần lượt theo hình ngôi sao như khi tháo ra.
Hạ kích cho bánh xe của bạn tì xuống mặt đường đủ chắc để hãm lốp xoay rồi siết chặt lại. Cách nhận biết siết vừa đủ lực là được. Khi bạn nghe thấy âm thanh “tạch tạch” trên thân bu-lông.
Nâng kích và xoay thử bánh xe thêm vài vòng để kiểm tra thao tác lắp có vấn đề không. Nếu như bánh xe của bạn lúc này quay êm, bạn từ từ hạ hết kích và tháo kích ra, cuối cùng thì hãy siết chặt tất cả đai ốc còn lại. Không quên lắp nắp đậy trục bánh xe và lốp xe bạn bị hỏng vào đúng vị trí của bánh xe dự phòng vừa lấy ra.
5. KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ
Hoàn tất các việc thay lốp, tài xế cũng cần nổ máy cho xe chạy thử và chú ý xem thử có hiện tượng nào bất thường không.
Trên hầu hết các dòng xe hiện nay, lốp dự phòng thường chỉ được thiết kế để sử dụng một cách tạm thời trên quãng đường nhất định. Vì vậy, các chủ xe nên đưa xe đến đại lý gần nhất để tiến hành sửa chữa và thay thế chính xác hơn.
Mong rằng qua bài viết trên, Bridgestone đã giúp bạn hiểu hơn về lốp dự phòng, tầm quan trọng của lốp với ô tô. Ngoài ra, việc nắm được những cách tự thay thế lốp dự phòng là điều cần thiết đối với tài xế để có thể xoay xở trong trường hợp ngoài ý muốn.